CÔNG TY CP NGHIÊN CỨU KINH DOANH VIỆT NAMCÔNG TY CP NGHIÊN CỨU KINH DOANH VIỆT NAMCÔNG TY CP NGHIÊN CỨU KINH DOANH VIỆT NAM
0889.514.365 (hotline)
E-mail hỗ trợ
47-49A Lê Văn Hưu, Hà Nội

CÔNG BỐ TOP 10 DOANH NGHIỆP ESG VIỆT NAM XANH 2025 – NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO –THỰC PHẨM – ĐỒ UỐNG

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

CÔNG BỐ TOP 10 DOANH NGHIỆP ESG VIỆT NAM XANH 2025 – NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO THỰC PHẨM – ĐỒ UỐNG

ESG10 được xem là một điểm khởi đầu quan trọng cho hành trình chuyển đổi của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu. ESG10 đóng vai trò quan trọng trong việc: Thiết lập các tiêu chí đánh giá phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo tính tương thích với chuẩn mực quốc tế; Tạo động lực cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong việc cải thiện hiệu quả ESG; Xây dựng cơ sở dữ liệu về thực tiễn ESG tại Việt Nam nhằm hỗ trợ cho công tác hoạch định chính sách và nghiên cứu.

Bảng 1: Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 – Ngành Nông nghiệp công nghệ cao

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (www.esg10.vn.)

Bảng 2: Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 – Ngành Thực phẩm

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (www.esg10.vn.)

Bảng 3: Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 – Ngành Đồ uống

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (www.esg10.vn.)

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, áp lực môi trường và yêu cầu tiêu dùng có trách nhiệm gia tăng, tiêu chuẩn ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) đang trở thành trụ cột phát triển quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống. Đây là ngành có tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, tiêu dùng đại chúng và hệ sinh thái nông nghiệp – môi trường. Tại Việt Nam, ESG không còn là một xu hướng tự nguyện mà đang dần trở thành chuẩn mực được nhà đầu tư, người tiêu dùng và các cơ quan quản lý sử dụng để đánh giá năng lực phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng này vẫn tồn tại nhiều khoảng cách giữa tham vọng và hành động thực tế.

1. Tăng tốc ESG bền vững: Các ông lớn Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam đổi mới vì môi trường và cộng đồng

Ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uốngtại Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh chóng và mức thu nhập khả dụng ngày càng cao. Theo báo cáo của Mordor Intelligence, thị trường dịch vụ thực phẩm Việt Nam dự kiến đạt 24,77 tỷ USD vào năm 2025 và tăng trưởng với tốc độ CAGR 10,73%, đạt 41,22 tỷ USD vào năm 2030. Ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu, với các sản phẩm như cà phê, thủy sản và gạo nổi bật trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, sự phát triển này đi kèm với những thách thức lớn về môi trường và xã hội. Ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống được xem là một trong những ngành gây ô nhiễm tại Việt Nam, với lượng chất thải rắn, nước thải và khí thải đáng kể từ quá trình sản xuất và chế biến. Đồng thời, áp lực từ người tiêu dùng về các sản phẩm bền vững và an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược theo hướng tích hợp ESG.

Cam kết ESG: Gia tăng nhưng chưa đồng đều

Cam kết ESG tại các doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam đang có những bước tiến đáng ghi nhận, đặc biệt trong bối cảnh chính phủ và các đối tác quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững. Theo báo cáo “Vietnam ESG Readiness Report 2022” của PwC, 80% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát (trong đó có đại diện từ ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống) đã cam kết hoặc dự định cam kết với ESG trong vòng 2-4 năm tới. Điều này cho thấy nhận thức về ESG đang tăng lên, đặc biệt trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) và doanh nghiệp niêm yết.

Xu hướng phát triển bền vững trong ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống ngày càng đa dạng, từ sử dụng nguyên liệu thuần chay, hữu cơ, canh tác bền vững đến giảm thiểu bao bì nhựa, tái chế chất thải và cắt giảm thực phẩm dư thừa. Một số ví dụ điển hình về các doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống hàng đầu Việt Nam, đã tích cực triển khai các sáng kiến ESG và phát triển bền vững.

Vinamilk là ví dụ điển hình khi liên tục đầu tư vào công nghệ xanh và năng lượng tái tạo tại 13 trang trại và 10 nhà máy. Doanh nghiệp đã thay thế 87% năng lượng hóa thạch bằng Biomass, CNG và điện mặt trời (đáp ứng 15-20% nhu cầu). Mô hình Green Farm, trang trại hữu cơ và chương trình trồng 1 triệu cây xanh, cùng chiến lược tiến tới Net Zero giai đoạn 2023–2027, cho thấy cam kết bền vững dài hạn. Gần đây, trang trại và nhà máy Vinamilk tại Nghệ An đã được chứng nhận trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS2060:2014.

Masan Group tích hợp chiến lược ESG vào hoạt động kinh doanh nhằm phát triển bền vững và đóng góp cho cộng đồng. Công ty đã thành lập Ủy ban ESG để thiết lập và tích hợp các tiêu chuẩn ESG vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Masan cũng đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải tiên tiến tại các nhà máy và trang trại chăn nuôi, áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để giám sát ảnh hưởng đến môi trường.

C.P. Việt Nam hoạt động theo mô hình khép kín 3F Plus (Feed – Farm – Food), với cam kết phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc và thân thiện với môi trường. Công ty đã đầu tư vào các dự án chăn nuôi sử dụng thức ăn từ nguyên liệu tự nhiên, không chứa kháng sinh và hóa chất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Câu chuyện của của các doanh nghiệp này phản ánh rõ nét xu thế chuyển đổi xanh đang định hình lại ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống tại Việt Nam và toàn cầu.

Tuy nhiên, không phải tất cả doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống đều có mức độ cam kết tương tự. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), chiếm phần lớn trong ngành, thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện ESG. Điều này tạo ra sự chênh lệch rõ rệt giữa các doanh nghiệp lớn và SMEs trong ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam.

Trụ cột Môi trường (E): Đang được quan tâm nhưng còn thiếu hệ thống

Trong trụ cột Môi trường, các doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống tại Việt Nam đang tập trung chủ yếu vào ba khía cạnh: sử dụng năng lượng tái tạo, quản lý chất thải và giảm bao bì nhựa.

Sử dụng năng lượng tái tạo: Điển hình như Vinamilk. Từ năm 2020, sau quá trình khảo sát và thí điểm, Vinamilk bắt đầu chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời tại hệ thống trang trại bò sữa. Trang trại hữu cơ Đà Lạt là nơi đầu tiên lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái chuồng trại, tạo ra gần 60.000 kWh điện tái tạo và góp phần giảm phát thải CO₂. Sau đó, công ty tiếp tục triển khai giai đoạn một tại các trang trại ở Lâm Đồng, Bình Định và Quảng Ngãi. Tính đến nay, tổng lượng điện mặt trời tại 5 trang trại đạt hơn 19 triệu kWh, giúp cắt giảm hơn 17,3 triệu kg khí CO₂ ra môi trường.

Giảm bao bì nhựa: La Vie cam kết mạnh mẽ với mục tiêu “không bao bì nào trở thành rác thải”, tiên phong trong hành trình xây dựng nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Từ năm 2018, thương hiệu nước khoáng này đã loại bỏ màng co nắp chai – một loại nhựa khó tái chế. Đến năm 2021, La Vie tiếp tục đổi mới với chai nhựa tái sinh đạt chuẩn thực phẩm, mang đến giải pháp thân thiện với môi trường cho người tiêu dùng. Ngoài ra, La Vie còn triển khai mô hình thu gom và tái sử dụng bình nước 19L, giúp kéo dài vòng đời sản phẩm lên đến 15 lần.

Nước và chất thải: Thực trạng xử lý nước và chất thải tại các doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam cho thấy sự tiến bộ nhưng vẫn còn chênh lệch lớn. Các doanh nghiệp lớn như SABECO, Suntory PepsiCo, Mavin đầu tư mạnh vào hệ thống xử lý nước thải hiện đại, tái sử dụng nước và chuyển chất thải thành năng lượng hoặc phân bón, giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) còn hạn chế do thiếu vốn và công nghệ, dẫn đến việc xả thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Trụ cột Xã hội (S): Trách nhiệm xã hội gắn với thương hiệu, nhưng chưa đi sâu vào chuỗi giá trị

Nhiều doanh nghiệp trong ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống đã chú trọng đến hoạt động trách nhiệm xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế. Vinamilk, Masan… đều có chương trình hỗ trợ nông dân, chăm sóc dinh dưỡng học đường, hoặc đầu tư vào các chương trình sức khỏe cộng đồng.

Trong ba trụ cột ESG, yếu tố Xã hội (Social – S) tại các doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam đang được quan tâm ngày càng nhiều, song mức độ triển khai vẫn chưa đồng đều. Các doanh nghiệp lớn như Heineken, Cargill… đã tích cực thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội (CSR), từ chăm sóc dinh dưỡng học đường, hỗ trợ nông dân đến nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ và phát triển cộng đồng.

Tuy nhiên, ở nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ – vốn chiếm phần lớn thị phần ngành – trụ cột xã hội thường được hiểu hẹp, chủ yếu dừng lại ở các hoạt động từ thiện hoặc tài trợ ngắn hạn, thiếu chiến lược dài hạn và gắn kết với chuỗi giá trị. Một số vấn đề như điều kiện làm việc, lao động thời vụ, bảo hiểm xã hội, hay đánh giá tác động xã hội trong chuỗi cung ứng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này đặt ra yêu cầu thúc đẩy nhận thức và hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực thực hiện trụ cột S một cách bài bản và hiệu quả hơn.

Trụ cột Quản trị (G): Một số tiến bộ nhưng cần cải cách sâu rộng

Trụ cột Quản trị (Governance – G) trong ESG là yếu tố then chốt đảm bảo sự minh bạch, trách nhiệm và bền vững trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp NNông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam, thực trạng triển khai trụ cột này còn nhiều hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành chưa có hệ thống quản trị ESG chuyên biệt, thiếu các chính sách rõ ràng về đạo đức kinh doanh, chống tham nhũng, và quản trị rủi ro phi tài chính. Báo cáo ESG hoặc báo cáo phát triển bền vững còn rất ít được công bố, và nếu có thì thường mang tính hình thức, thiếu dữ liệu định lượng và kiểm chứng độc lập.

Tuy vậy, một số doanh nghiệp lớn đã bước đầu tích hợp ESG vào cấu trúc quản trị. Masan Group thành lập Ủy ban ESG trực thuộc Hội đồng quản trị, đưa ESG thành nội dung giám sát chiến lược. Doanh nghiệp FDI như Coca-Cola áp dụng các tiêu chuẩn quản trị toàn cầu tại Việt Nam. Để trụ cột G phát huy hiệu quả, ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống cần khung hướng dẫn ESG đồng bộ, công cụ đo lường minh bạch, và cơ chế giám sát phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp trong nước.

2. Chặng đường ESG của ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống: Những khúc quanh chưa có bản đồ rõ ràng

Việc triển khai ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) tại các doanh nghiệp trong ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi và áp lực từ thị trường quốc tế gia tăng. Những rào cản này không chỉ xuất phát từ nội tại doanh nghiệp mà còn từ các yếu tố bên ngoài như khung pháp lý và nhận thức xã hội. Nghiên cứu và khảo sát của Viet Research đối với các doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống trong Danh sách Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 – Ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống cho thấy có 5 thách thức chính trong đó chi phí, pháp lý và năng lực được xem là ba “nút thắt” khiến ESG chưa thể lan rộng trong Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (www.esg10.vn.)

Chưa trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực thực thi, đặc biệt ở khối doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp chưa triển khai ESG do chưa trang bị đầy đủ kiến thức về lợi ích và cách thức thực hiện. Điều này đặc biệt rõ ở SMEs, nơi đội ngũ quản lý thường không được đào tạo bài bản về phát triển bền vững. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn nhờ hợp tác quốc tế, đã tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn ESG. Sự chênh lệch này tạo ra khoảng cách lớn trong ngành, làm chậm tiến trình áp dụng ESG trên diện rộng.

Phần lớn doanh nghiệp vẫn xem ESG như một “xu hướng thời vụ” hoặc hoạt động truyền thông, chưa gắn kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh cốt lõi. Nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn giữa ESG và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) truyền thống. Ngoài ra, sự thiếu hụt về đội ngũ chuyên môn, công cụ đo lường và chuẩn mực thực hiện ESG khiến doanh nghiệp lúng túng trong việc bắt đầu hoặc duy trì các sáng kiến ESG. Việc lập báo cáo ESG cũng thường do phòng truyền thông phụ trách thay vì một bộ phận chuyên trách quản trị chiến lược.

Hạn chế về tài chính và công nghệ

Theo khảo sát các doanh nghiệp trong Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 – Ngành Nông nghiệp công nghệ cao –  Thực phẩm – Đồ uống của Viet Research, một trong những khó khăn lớn nhất là chi phí đầu tư ban đầu cho các sáng kiến ESG, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), vốn chiếm phần lớn trong ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam. Ví dụ, việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hiện đại hoặc chuyển sang năng lượng tái tạo đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi SMEs thường phụ thuộc vào lợi nhuận ngắn hạn. Các giải pháp như đầu tư hệ thống năng lượng tái tạo, xử lý nước thải tiên tiến, hay chuyển đổi bao bì thân thiện môi trường đều đòi hỏi nguồn vốn đáng kể, điều không dễ dàng với các doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc lợi nhuận thấp.

Cũng vậy, phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng, giống cây trồng, vật nuôi, máy móc, công nghệ, đào tạo lao động và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, để xây dựng một trang trại chăn nuôi theo mô hình NNCNC cần khoảng 140-150 tỷ đồng, gấp 4-5 lần so với trang trại truyền thống, trong khi một ha nhà kính công nghệ cao có hệ thống tưới tự động, bón phân kiểm soát từ Israel yêu cầu từ 10-15 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay, đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Nguồn vốn hiện tại chỉ đáp ứng khoảng 55-60% nhu cầu, và hiệu quả đầu tư vẫn còn thấp. Dù ngành nông nghiệp có tiềm năng lớn, nhưng số lượng doanh nghiệp trong ngành chiếm chỉ 1,01% tổng số doanh nghiệp cả nước, với phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Khung pháp lý và tiêu chuẩn ESG chưa đồng bộ

Việt Nam hiện chưa có một bộ tiêu chuẩn ESG quốc gia thống nhất cho từng ngành. Do đó, doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao –  Thực phẩm – Đồ uống phải tự lựa chọn giữa nhiều hệ thống khác nhau như GRI, SASB, TCFD hay bộ chỉ số CSI của VCCI. Điều này gây khó khăn cho việc so sánh, đánh giá và minh bạch thông tin giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.

Ngoài ra, hành lang pháp lý liên quan đến kinh tế tuần hoàn, tái chế bao bì, hoặc tín chỉ carbon vẫn đang trong giai đoạn xây dựng. Điều này khiến doanh nghiệp lúng túng trong việc xác định trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể khi triển khai các hoạt động ESG.

Khó khăn trong đo lường và báo cáo tác động ESG

Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp NNông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống chưa có hệ thống dữ liệu chuẩn hóa để đánh giá tác động ESG một cách định lượng. Việc thiếu các chỉ số đánh giá minh bạch không chỉ ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, mà còn khiến doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn xanh quốc tế.

Áp lực từ chuỗi cung ứng và thị trường xuất khẩu

Các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản đang áp dụng các tiêu chuẩn ESG ngày càng nghiêm ngặt. Luật chống phá rừng (EUDR) của Liên minh châu Âu, hay các quy định về truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, buộc doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao –  Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam phải đảm bảo ESG không chỉ ở nội bộ mà cả trong chuỗi cung ứng – vốn rất phân tán và phụ thuộc nhiều vào nông dân, hợp tác xã nhỏ lẻ. Việc kiểm soát nhân quyền, điều kiện lao động, hay truy xuất môi trường trong toàn chuỗi là một thách thức lớn.

3. Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam chuyển mình bền vững: ESG không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu chiến lược

Trong bối cảnh áp lực toàn cầu về phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp trong ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống tại Việt Nam đang dần điều chỉnh chiến lược để tích hợp ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) vào hoạt động kinh doanh. Những xu hướng nổi bật trong việc thực hiện ESG không chỉ phản ánh sự thay đổi trong nhận thức mà còn đáp ứng nhu cầu từ thị trường và các bên liên quan. Nghiên cứu và khảo sát của Viet Research đối với các doanh nghiệp NNông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống trong Danh sách Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 – Ngành Thực phẩm – Đồ uống cho thấy có 4 xu hướng chính. Hợp tác chuỗi, năng lượng tái tạo, minh bạch báo cáo, tăng cường trách nhiệm xã hội được xem là bộ tứ chiến lược ESG cho ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam thời gian tới.

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (www.esg10.vn.)

Ứng dụng công nghệ xanh và năng lượng tái tạo

Ứng dụng công nghệ xanh và năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng tất yếu trong ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống tại Việt Nam, không chỉ nhằm giảm thiểu tác động môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và hình ảnh thương hiệu bền vững. Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đã chủ động đầu tư vào các giải pháp công nghệ thân thiện môi trường.

Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đã chủ động đầu tư vào công nghệ thân thiện với môi trường nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm lượng phát thải. Theo khảo sát của Viet Research, 67% doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, trong đó tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm khoảng 25% tổng tiêu thụ năng lượng tại các nhà máy sản xuất.

Năm 2023, Heineken Việt Nam đã đạt được bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững khi 99% tổng lượng năng lượng sử dụng trong sản xuất đến từ các nguồn tái tạo như điện mặt trời, sinh khối và biogas. Nhờ vào việc chuyển đổi này, công ty đã cắt giảm 93% lượng khí thải carbon so với mức phát thải của năm 2018.

SABECO đã áp dụng công nghệ thu hồi và tái sử dụng nước trong quá trình sản xuất, bao gồm việc sử dụng nước mưa thu được từ mái nhà máy. Điều này giúp giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên và giảm chi phí vận hành, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Không chỉ ở cấp độ doanh nghiệp lớn, nhiều doanh nghiệp NNông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống quy mô vừa cũng bắt đầu ứng dụng các thiết bị tiết kiệm điện, công nghệ tái chế nước và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Tuy nhiên, chi phí đầu tư và thiếu hỗ trợ kỹ thuật vẫn là rào cản lớn. Việc phát triển đồng bộ cơ chế khuyến khích tài chính và chuyển giao công nghệ sẽ đóng vai trò then chốt để mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ xanh trong toàn ngành.

Tăng cường trách nhiệm xã hội qua các chương trình cộng đồng

Trách nhiệm xã hội (Social – S) là một trong những trụ cột quan trọng trong thực thi ESG, và ngày càng được các doanh nghiệp NNông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam chú trọng thông qua các chương trình cộng đồng có chiều sâu và tác động thực chất. Không chỉ dừng lại ở các hoạt động từ thiện ngắn hạn, nhiều doanh nghiệp đã gắn trách nhiệm xã hội với chiến lược phát triển bền vững và chuỗi giá trị sản xuất – tiêu dùng.

Mavin đã phối hợp với World Vision Việt Nam để hỗ trợ 120 hộ nghèo ở Thanh Hóa, cung cấp 12.000 con vịt giống cùng vật tư y tế và chuyển giao kỹ thuật, giúp họ tăng thu nhập và phát triển chăn nuôi bền vững.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng tham gia các chương trình thúc đẩy bình đẳng giới, phát triển nông nghiệp bền vững và hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số. Các sáng kiến này không chỉ tạo ra giá trị xã hội tích cực, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu có trách nhiệm, qua đó tăng lòng tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư.

Minh bạch hóa quản trị và báo cáo ESG

Xu hướng minh bạch hóa quản trị và báo cáo ESG đang ngày càng trở nên rõ nét trong ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh các nhà đầu tư, đối tác quốc tế và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững. Minh bạch không chỉ giúp nâng cao uy tín thương hiệu mà còn là yếu tố quyết định khả năng tiếp cận nguồn vốn xanh và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Theo khảo sát của Viet Research, có 75% doanh nghiệp trong ngành đã thành lập các ủy ban chuyên trách về ESG. Trong đó, 50% doanh nghiệp đã công bố báo cáo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững.

Một số doanh nghiệp lớn như Suntory PepsiCo, The PAN Group đã chủ động công bố báo cáo phát triển bền vững định kỳ, trong đó tích hợp các thông tin theo chuẩn mực quốc tế như GRI (Global Reporting Initiative), SDGs (Sustainable Development Goals), hoặc khung TCFD (Task Force on Climate-related Financial Disclosures).

Hợp tác trong chuỗi cung ứng bền vững

Xu hướng hợp tác trong chuỗi cung ứng bền vững đang trở thành một trọng tâm chiến lược của nhiều doanh nghiệp NNông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống tại Việt Nam trong nỗ lực thực hiện ESG một cách toàn diện. Thay vì chỉ cải thiện hoạt động nội bộ, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ rằng chuỗi giá trị – từ nông trại đến bàn ăn – chính là nơi thể hiện cam kết phát triển bền vững rõ nét nhất.

Một ví dụ tiêu biểu là Vinaseed, doanh nghiệp đã hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) để nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Sự hợp tác này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp mà còn đóng góp vào mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực bền vững trong bối cảnh thời tiết và môi trường ngày càng khắc nghiệt. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khác như Coca-Cola, Mondelez Kinh Đôtham gia Liên minh Tái chế Bao bì (PRO Vietnam) nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chuỗi cung ứng bao bì.

Xu hướng này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, mà còn tạo ra giá trị chia sẻ với cộng đồng, nâng cao tính cạnh tranh và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn ESG toàn cầu.

Các xu hướng thực hiện ESG tại doanh nghiệp NNông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam cho thấy sự chuyển dịch tích cực, từ ứng dụng công nghệ xanh, tăng cường trách nhiệm xã hội, đến minh bạch quản trị và hợp tác chuỗi cung ứng.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, việc tích hợp ESG vào chiến lược DN là một bước đi cần thiết đối với các DN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và xu hướng phát triển bền vững. Lập kế hoạch chiến lược và nỗ lực phối hợp giữa chính phủ và DN là điều kiện quan trọng để biến thách thức thành cơ hội, tăng cường năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.

Lễ Công bố và Vinh danh các doanh nghiệp trong Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 – Ngành Nông nghiệp công nghệ cao – Thực phẩm – Đồ uống (ESG10 – 2025) sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn ESG Vietnam Summit 2025: Đổi mới sáng tạo – Kiến tạo tương lai bền vững tại Khách sạn Pullman, Hà Nội vào ngày 27 tháng 06 năm 2025 và được đăng tải tại cổng thông tin của Chương trình www.esg10.vn và trên các kênh truyền thông đại chúng.

Leave A Comment