CÔNG TY CP NGHIÊN CỨU KINH DOANH VIỆT NAMCÔNG TY CP NGHIÊN CỨU KINH DOANH VIỆT NAMCÔNG TY CP NGHIÊN CỨU KINH DOANH VIỆT NAM
0889.514.365 (hotline)
E-mail hỗ trợ
47-49A Lê Văn Hưu, Hà Nội

CÔNG BỐ TOP 10 DOANH NGHIỆP ESG VIỆT NAM XANH 2025 – NGÀNH CÔNG NGHỆ – VIỄN THÔNG – CHUYỂN ĐỔI SỐ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

ESG10 được xem là một điểm khởi đầu quan trọng cho hành trình chuyển đổi của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu. ESG10 đóng vai trò quan trọng trong việc: Thiết lập các tiêu chí đánh giá phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo tính tương thích với chuẩn mực quốc tế; Tạo động lực cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong việc cải thiện hiệu quả ESG; Xây dựng cơ sở dữ liệu về thực tiễn ESG tại Việt Nam nhằm hỗ trợ cho công tác hoạch định chính sách và nghiên cứu.

Danh sách Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 – Ngành Công nghệ – Viễn thông Chuyển đổi số và phương pháp nghiên cứu được đăng tải trên Cổng thông tin của chương trình www.esg10.vn.

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (https://esg10.vn/)

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (https://esg10.vn/)

1. Ngành Công nghệ – Viễn thông Chuyển đổi số Việt Nam “lên sóng” ESG: Từ tuyên bố đến hành động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và áp lực ngày càng gia tăng từ các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG – Environmental, Social, Governance), các doanh nghiệp trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam, đang phải điều chỉnh chiến lược để đáp ứng xu hướng phát triển bền vững. Ngành Công nghệ – Viễn thông – Chuyển đổi số, với vai trò là động lực chính thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số, không nằm ngoài xu thế này. Tại Việt Nam, các công ty trong lĩnh vực này đã bắt đầu thể hiện cam kết với ESG, nhưng thực trạng triển khai vẫn còn nhiều khoảng cách giữa kỳ vọng và hành động.

Trong ngành đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua, với sự hiện diện của các tập đoàn lớn như Viettel, FPT, VNPT và các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Chính phủ Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt sau cam kết tại Hội nghị COP26 năm 2021 với giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050 và cắt giảm 43,5% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030. Những cam kết này đã tạo áp lực và động lực để các doanh nghiệp trong ngành Công nghệ – Viễn thông – Chuyển đổi số tích hợp ESG vào chiến lược kinh doanh.

Các doanh nghiệp lớn như, VNPT, Viettel và FPT nổi bật với những tuyên bố mạnh mẽ. Trước áp lực ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển bền vững, các doanh nghiệp viễn thông đang tích cực thúc đẩy quá trình chuyển đổi theo hướng xanh hóa. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), trong quá trình chuyển mình từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số (techco), cũng đang định hướng chiến lược phát triển xanh nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển lâu dài và bền vững cho đất nước và xã hội.

Tập đoàn Viettel cũng đã đưa vào hoạt động Trung tâm dữ liệu (Data Center) xanh đầu tiên tại Việt Nam, đặt tại Hòa Lạc, với tổng công suất điện lên tới 30MW – hiện là trung tâm có công suất lớn nhất cả nước vào năm 2024. Trung tâm này được thiết kế chuyên biệt để xử lý các tác vụ phức tạp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Đáng chú ý, đây là trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng từ nguồn tín dụng xanh của Ngân hàng toàn cầu HSBC – một hình thức tài trợ chỉ dành cho các dự án đáp ứng được những tiêu chí khắt khe về quản trị và tài chính bền vững.

Tập đoàn FPT cũng lần đầu tiên công bố báo cáo ESG dưới dạng độc lập. FPT nhấn mạnh ESG chính là động lực bổ trợ cho giá trị cốt lõi, góp phần hiện thực hóa sứ mệnh trở thành một Tập đoàn toàn cầu bền vững và hạnh phúc. Các định hướng và ưu tiên về ESG được tích hợp chặt chẽ trong chiến lược phát triển của FPT, thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của Tập đoàn đối với các bên liên quan trọng yếu. Cam kết phát triển bền vững của FPT được thể hiện qua bốn trụ cột chính: Quản trị xuất sắc, Môi trường làm việc đẳng cấp, Bảo vệ môi trường và Đồng hành cùng sự phát triển cộng đồng.

2. Chi phí, khoảng cách số và tư duy quản trị: Ba nút thắt ESG của ngành công nghệ Việt

Trong bối cảnh toàn cầu đang đẩy mạnh chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, ngành Công nghệ – Viễn thông – Chuyển đổi số Việt Nam – với vai trò là hạ tầng thiết yếu của nền kinh tế số – cũng đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải tích hợp các yếu tố Môi trường (E), Xã hội (S) và Quản trị (G) vào chiến lược phát triển. Tuy nhiên, con đường triển khai ESG trong ngành này vẫn còn không ít rào cản. Theo nghiên cứu và khảo sát của Viet Research với các doanh nghiệp trong Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 – Ngành Công nghệ – Viễn thông Chuyển đổi số nổi lên một số thách thức chính bao gồm:

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (https://esg10.vn/)

Thách thức đầu tiên đến từ yếu tố môi trường. Ngành viễn thông tiêu thụ lượng điện năng rất lớn, đặc biệt tại các trạm phát sóng và trung tâm dữ liệu (data center). Việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo hoặc áp dụng công nghệ tiết kiệm điện đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất cao, trong khi hiệu quả kinh tế chưa thể hiện rõ ràng trong ngắn hạn. Ngoài ra, quy trình xử lý rác thải điện tử – đặc biệt là các thiết bị viễn thông lỗi thời, pin và linh kiện – hiện chưa đồng bộ, khiến nguy cơ ô nhiễm môi trường vẫn còn hiện hữu.

Về mặt xã hội, một trong những thách thức lớn là thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền. Dù hạ tầng viễn thông đã phủ rộng, nhưng khả năng tiếp cận dịch vụ số chất lượng cao tại các khu vực vùng sâu vùng xa vẫn còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo tiếp cận công bằng thông tin và dịch vụ số cho toàn dân – một yếu tố then chốt trong trụ cột “S” của ESG. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Công nghệ – Viễn thông – Chuyển đổi số còn đối mặt với áp lực đảm bảo môi trường làm việc công bằng, minh bạch và thúc đẩy đa dạng – trong bối cảnh nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng khan hiếm và có xu hướng dịch chuyển ra khu vực nước ngoài.

Thách thức về quản trị cũng không nhỏ. Việc tích hợp ESG đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống quản trị nội bộ minh bạch, có khả năng đo lường và báo cáo các chỉ số ESG một cách thường xuyên, đúng chuẩn. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có đủ nguồn lực và năng lực để xây dựng hệ thống này. Thiếu khung chuẩn ESG thống nhất cho ngành Công nghệ – Viễn thông – Chuyển đổi số tại Việt Nam cũng khiến việc triển khai gặp khó khăn trong đo lường hiệu quả và so sánh giữa các doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhận thức về ESG trong ngành còn chưa đồng đều. Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG như một hoạt động bên lề thay vì một chiến lược cốt lõi, dẫn đến thiếu cam kết dài hạn từ ban lãnh đạo. Việc chưa gắn ESG với giá trị tài chính và hiệu quả kinh doanh cũng khiến động lực triển khai bị hạn chế.

Có thể nói, ESG không chỉ là bài toán về kỹ thuật hay công nghệ, mà còn là thách thức về tư duy và quản trị trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành Công nghệ – Viễn thông – Chuyển đổi số. Để vượt qua, cần sự đồng hành của cả Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc xây dựng hệ sinh thái số bền vững, toàn diện và có trách nhiệm.

4. ESG – “Tấm hộ chiếu xanh” định hình tương lai ngành công nghệ Việt

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, ngành Công nghệ – Viễn thông – Chuyển đổi số không chỉ giữ vai trò then chốt trong tăng trưởng kinh tế mà còn đang trở thành lực đẩy quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững. Việc tích hợp các tiêu chuẩn ESG (Môi trường – Environmental, Xã hội – Social, và Quản trị – Governance) đang được nhiều doanh nghiệp trong ngành chú trọng và từng bước đưa vào chiến lược vận hành. Theo nghiên cứu và khảo sát của Viet Research với các doanh nghiệp trong Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 – Ngành Công nghệ – Viễn thông Chuyển đổi số một số xu hướng nổi bật đang dần định hình cách tiếp cận ESG trong ngành này.

Nguồn: Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (https://esg10.vn/)

Xanh hóa hạ tầng số là một trong những xu hướng chủ đạo. Các doanh nghiệp viễn thông lớn tại Việt Nam đang tích cực triển khai trung tâm dữ liệu (data center) đạt chuẩn “xanh”, sử dụng công nghệ làm mát tiết kiệm điện, tận dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời tại các trạm phát sóng và văn phòng. Việc áp dụng các tiêu chuẩn như ISO 14001 hay thiết kế theo chuẩn LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) ngày càng phổ biến, giúp giảm phát thải khí nhà kính và tối ưu vận hành hạ tầng.

Thu hẹp khoảng cách số và nâng cao năng lực số cho cộng đồng là trọng tâm trong trụ cột “S”. Các doanh nghiệp đang đầu tư mạnh vào hạ tầng kết nối vùng sâu vùng xa, đồng thời triển khai nhiều chương trình phổ cập kỹ năng số cho người dân, học sinh và doanh nghiệp nhỏ. Hướng đi này không chỉ góp phần thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận công nghệ mà còn mở rộng tệp khách hàng cho doanh nghiệp viễn thông.

Minh bạch hóa và số hóa quản trị ESG là một xu hướng mới nổi nhưng sẽ sớm trở thành chuẩn mực. Thay vì báo cáo ESG thủ công, nhiều doanh nghiệp đang xây dựng hệ thống số hóa để tự động thu thập, phân tích và công bố dữ liệu ESG theo chuẩn quốc tế như GRI (Global Reporting Initiative) hay SASB (Sustainability Accounting Standards Board). Việc số hóa quy trình quản trị không chỉ giúp nâng cao tính minh bạch mà còn hỗ trợ ra quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu thực.

Tích hợp ESG vào đổi mới sáng tạo và chuỗi cung ứng cũng đang được chú trọng. Các doanh nghiệp Công nghệ thông tin đang phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng thân thiện với môi trường, an toàn dữ liệu và có tác động xã hội tích cực – ví dụ như các giải pháp điện toán đám mây tiết kiệm năng lượng, ứng dụng AI hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật, hay nền tảng công nghệ giúp truy xuất nguồn gốc và minh bạch hóa chuỗi cung ứng.

Có thể thấy, ESG không còn là một lựa chọn “tự nguyện” mà đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Công nghệ – Viễn thông – Chuyển đổi số. Trong bối cảnh khách hàng, nhà đầu tư và chính phủ ngày càng quan tâm đến trách nhiệm xã hội và môi trường, việc tiên phong trong ESG sẽ là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong hành trình hội nhập và phát triển bền vững.

Lễ Công bố và Vinh danh các doanh nghiệp trong Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 – Ngành Công nghệ – Viễn thông – Chuyển đổi số (ESG10 – 2025) sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn ESG Vietnam Summit – 2025: Đổi mới sáng tạo – Kiến tạo tương lai bền vững tại Khách sạn Pullman, Hà Nội vào ngày 27 tháng 06 năm 2025 và được đăng tải tại cổng thông tin của Chương trình www.esg10.vn và trên các kênh truyền thông đại chúng.

Leave A Comment